Mô hình MVC trong PHP
Khi bắt đầu chuẩn bị đi làm hoặc đi phỏng vấn thì mình nghĩ MVC là một trong những kiến thức sẽ được các nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất, đây cũng là một trong những phần nền tảng để bắt đầu làm việc với các PHP framework.
Mô hình MVC
Trước tiên MVC được viết tắt từ 3 chữ (Model-View-Controller) là một design pattern nhằm phân tách các phần trong một ứng dụng ra các thành phần riêng biệt. Cụ thể nó sẽ đưa các phần xử lý logic và business (Model) ra khỏi phần giao diện (View) từ đó giúp việc quản lý và mở rộng code trở nên dễ dàng hơn.
Model
Đây là thành phần tập trung vào xử lý business logic của ứng dụng. Cũng thường được xem là nơi lưu trữ và xử lý dữ liệu xuyên suốt trong mô hình MVC. Các thành phần đảm nhiệm vai trò model có thể kể đến bao gồm:
- Database
- XML File
- Data sources
Controller
Đây là phần sẽ tiếp nhận và xử lý các yêu cầu (request) đến từ phía người dùng. Từ đây các yêu cầu sẽ được chuyển đến các nơi tương ứng để xử lý và nhận lại kết quả phù hợp, sau đó dữ liệu sẽ được đưa sang View để hiển thị cho người dùng
Nói một cách khác có thể như Controller là một mắc xích để kết nối 2 thành phần Model và View lại với nhau để xử lý các yêu cầu từ người dùng
View
Là thành phần hiển thị dữ liệu, nó sẽ không chứa bất kỳ xử lý logic nào mà đa phần chỉ sẽ chứa các form nhập liệu, các đoạn HTML hoặc các table để hiển thị dữ liệu
Sử dụng PHP Framework
Trên thực tế thì chúng ta không cần phải xây dựng lại toàn bộ các thành phần trong mô hình MVC vì đã có các PHP Framework đảm trách phần việc đó. Việc còn lại là chúng ta lựa chọn framework nào phù hợp với các yêu cầu dự án đặt ra và chiến thôi.
Zend: | https://framework.zend.com |
CodeIgniter: | https://www.codeigniter.com |
CakePHP: | https://cakephp.org |
Kohana: | https://kohanaframework.org |